Những lễ hội ở Luang Prabang không chỉ mang đến cho bạn cơ hội trải nghiệm độc đáo mà còn là dịp để khám phá vùng đất cổ kính của Lào.
1. Lễ hội Boun Pha Vet
Lễ hội Boun Pha Vet (còn được gọi là Bun Phạ Vệt), là một trong những lễ hội Phật giáo quan trọng tại Lào. Tùy thuộc vào lịch âm mà lễ hội thường diễn ra vào tháng 1 hoặc có khi là tháng 2 hàng năm. Lễ hội kéo dài ba ngày ba đêm, nhằm tôn vinh tiền kiếp khi Đức Phật hóa thân thành Hoàng tử Vessantara (Phạ Vệt). Được xem là biểu tượng của lòng từ bi và sự hào phóng.
Trong lễ hội sẽ có nghi thức đọc kinh Phạ Vệt. Các nhà sư luân phiên nhau tụng đọc toàn bộ câu chuyện về cuộc đời Hoàng tử Vessantara. Được chia thành 13 phần kể về hành trình với các cốt mộc đáng nhớ. Kể từ khi Ngài làm vua, thực hiện những hành động bố thí cao cả. Cho đến khi đạt được giác ngộ. Lễ hội kéo dài 3 ngày diễn ra tại chùa trên khắp Luang Prabang.
2. Lễ Tạ ơn lúa (Boun Khoun Khao)
Một trong những lễ hội ở Luang Prabang được diễn ra thường niên tại “vương quốc triệu voi” là lễ Tạ ơn lúa (Boun Khoun Khao). Đây là lễ hội nông nghiệp quan trọng để người dân bày tỏ sự biết ơn đất đai, thời tiết, thần linh và tổ tiên đã ban cho họ vụ mùa bội thu. Lễ hội được diễn ra sau vụ thu hoạch lúa, tức là vào khoảng cuối tháng một theo lịch Lào.
Đồ lễ cúng theo truyền thống thường có gà luộc, rượu, tẩu thuốc, cơm nếp, thức ăn mặn ngọt. Lễ hội được tổ chức trên khắp Luang Prabang. Người dân mang những hạt lúa mới thu hoạch đến chùa để làm lễ dâng cúng, thực hiện các nghi thức để cầu chúc cho sự sung túc, thịnh vượng cho những mùa vụ tiếp theo.
3. Boun Makha Bousa
Boun Makha Busa (hay còn gọi là Magha Puja) cũng là một lễ hội quan trọng của Phật giáo tại Lào. Sẽ được diễn ra vào đêm trăng tròn tháng 2 hàng năm tại nhiều chùa trên khắp Luang Prabang. Lễ hội này được tổ chức thường niên để kỷ niệm sự kiện Đức Phật đã truyền đạt Ovadha Patimokha cho 1.250 vị sư. Trong đó, bài giảng nhấn mạnh vào 3 nguyên tắc quan trọng: không sát sinh (không đánh bắt cá), làm điều thiện, và thanh tịnh tâm hồn.
Nổi bật trong lễ hội còn có bánh nếp được người dân tự tay chế biến từ loại gạo nếp tuyển chọn. Sau đó mang nhúng qua trứng rồi nướng chín. Những chiếc bánh này được dâng cúng lên chư Tăng vào sáng sớm như một cách thể hiện lòng thành kính và cầu mong phước lành.
4. Tết Lào (Boun Pi Mai Lao)
Một trong những lễ hội ở Luang Prabang không thể không nhắc đến chính là Boun Pi Mai Lao (Tết Lào). Đây là dịp mà người dân Lào tận hưởng niềm vui với hàng loạt các hoạt động mang đậm bản sắc truyền thống. Tết Lào thường được diễn ra từ 13 – 15/4 hàng năm theo Phật lịch. Lễ hội cũng trùng vào thời điểm nóng nhất trong năm. Do đó sự kiện cũng gắn với hoạt động té nước như một cách để xua tan cái nóng. Và theo quan niệm truyền thống nước tượng trưng cho sự thanh tẩy và gột rửa những điều không may mắn trong năm cũ.
Tết Boun Pi Mai thường kéo dài trong ba ngày, thậm chí nhiều người còn dành cả tuần cho kỳ nghỉ lễ. Và Luang Prabang là một trong những địa điểm đón tết Lào hoành tráng nhất cả nước. Trong ngày đầu tiên người dân sẽ quét dọn nhà cửa, chuẩn bị nước thơm và hoa. Buổi chiều, họ đến chùa làm lễ, nghe giảng đạo và tham gia nghi thức tắm Phật. Sau đó mang nước thơm về nhà để vảy lên người thân với niềm tin mang lại may mắn. Bên cạnh lễ hội té nước, tục buộc chỉ cổ tay (Sou Khoẳn) thì còn có nhiều hoạt động khác như: phóng sinh, đua thuyền, đắp tháp cát và rước Nàng Chúa Xuân (Nang Sangkhane).
5. Lễ hội Pháo Thăng Thiên (Boun Bang Fai)
Một trong những lễ hội ở Luang Prabang tiếp theo chính là Boun Bang Fai, lễ hội Pháo thăng thiên hay còn được biết đến là lễ hội cầu mưa. Đây là một trong những lễ hội truyền thống và lâu đời nhất của Lào. Được tổ chức vào tháng 5 dương lịch hàng năm. Theo quan niệm của người Lào đây là dịp để người dân gửi lời cầu nguyện ban cho mưa thuận gió hòa để cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi và mùa màng bội thu. Với một số hoạt động tiêu biểu như: Chế tạo và trang trí pháo thăng thiên, Diễu hành và biểu diễn nghệ thuật, thi bắn pháo,…
6. Lễ hội đua thuyền (Boun Souang Heua)
Lễ hội Đua thuyền, hay còn gọi là Boun Souang Heua, là một trong những sự kiện văn hóa truyền thống quan trọng và sôi động của Lào. Trong tiếng Lào, “Boun” có nghĩa là “lễ hội”. Còn “Souang Heua” mang ý nghĩa “kết thúc mùa chay Phật giáo”. Do đó, lễ hội này là cơ hội để người dân vui chơi, tạ ơn thần sông. Và cầu chúc cho mùa màng sắp tới được thuận lợi. Thường tổ chức vào thời điểm ngay khi mùa mưa kết thúc (thường vào tầm tháng 9, tháng 10). Tại các địa phương ven sông Mekong, đặc biệt nổi bật là Viên Chăng và sông Nam Khan tại Luang Prabang.
Lễ hội Boun Suang Heua là dịp để người dân Lào thể hiện kỹ năng chèo thuyền và tinh thần thể thao, gắn kết cộng đồng. Ngoài ra, lễ hội còn tôn vinh văn hóa sông nước gắn liền với dòng Mekong huyền thoại. Thêm vào đó, bạn có thể tham gia nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn. Tiêu biểu như thả đèn hoa đăng trên sông, các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống hay hội chợ đặc sản địa phương.
7. Lễ mãn chay (Boun Ok Phansa) – Tháng 10
Để báo hiếu mẹ, Đức Phật đã lên cõi trời Đao Lợi Thiên và thuyết giảng kinh A-tỳ-đạt-ma cho Thánh Tự Tại. Và bắt đầu 3 tháng an cư kiết hạ. Trong suốt thời gian này, các nhà sư sẽ chuyên tâm tụng kinh, niệm Phật và thiền định. Các Phật tử thì làm việc thiện, không xây nhà, không cưới hỏi, không lập công ty và không uống rượu, hút thuốc. Và Lễ hội Boun Ok Phansa (hay Lễ Mãn Chay), là sự kiện để đánh dấu sự kết thúc của ba tháng này trong Phật Giáo.
Lễ hội Boun Ok Phansa không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc mà còn là dịp để cộng đồng sum họp và tham giao nghi lễ linh thiêng. Tiêu biểu có thể kể đến như nghi lễ Tatbath (cúng dường) thể hiện lòng thành kính với các nhà sư. Ngoài ra còn có nghi lễ Okphansa để các nhà sư và Phật tử tổng kết lại những điều đã làm trong 3 tháng qua. Và nghi lễ Viêng Thiềng là lễ rước nến đi quanh chùa. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng lễ rước đèn nến đẹp mắt. Với hàng trăm chiếc bè hoa, hương và nến đủ màu sắc sẽ trôi dọc sông Mekong.
8. Lễ hội đón năm mới của người Khmu – Tháng 12
Lễ hội ở Luang Prabang tiếp theo là lễ hội đón năm mới của người Khmu. Người Khmu là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất tại Lào. Hàng năm, vào tháng 12 dương lịch, người Khmu sẽ cùng nhau tổ chức Tết năm mới. Trong dịp lễ, người dân mặc trang phục truyền thống. Và tham gia nhiều trò chơi dân gian đặc trưng của dân tộc. Tất cả các gia đình sẽ tập trung tại một địa điểm, thông thường sẽ là các ngôi làng của người Khmu, để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Mọi người cùng cầu nguyện để sức khỏe dồi dào và sự bình yên cho cộng đồng. Và cùng nhau quây quần thưởng thức rượu gạo và các món ăn.
Hướng dẫn đặt “Combo 4N3Đ | Nghỉ Dưỡng Bình Yên tại Victoria Xiengthong Palace – Di Sản Bên Dòng Mekong” chỉ 9.999.000 VND/ Khách:
– Gọi 1900 1870 (miền Nam), 1900 2045 (miền Bắc) hoặc 1900 2087 (miền Tây) để được tư vấn
– Đặt online và xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY.
Theo Vivunghiduong.com
Click đặt ngay tour du lịch Lào giá tốt nhất chỉ có tại Vivunghiduong.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch Vivunghiduong.com
Nguồn: Vivunghiduong.com