Lễ khất thực tại Luang Prabang – Lào là một nét văn hóa đặc trưng, độc đáo của đất nước Triệu Voi mang ý nghĩa truyền thống sâu sắc.
Nét văn hóa truyền thống và câu chuyện nguồn cội
Lễ khất thực tại Luang Prabang (được gọi là Tak Bat trong tiếng Lào) bắt nguồn từ giáo lý và truyền thống lâu đời của Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada). Nghi lễ này đã xuất hiện từ hơn 2.500 năm trước trong văn hóa của nhiều nước Á Đông. Cũng như nhiều quốc gia trong khu vực, Phật Giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân ở Lào. Và lễ khất thực được du nhập vào xứ sở triệu voi khoảng thế kỷ thứ 14. Khi thành phố này còn là thủ đô của Vương quốc LaneXang. Đến nay, lễ khất thực đã trở thành một biểu tượng văn hóa, đặc biệt là tại Luang Prabang, cố đô và trung tâm Phật giáo lớn nhất của Lào.
Thiêng liêng và thanh tịnh trong buổi bình minh
Lễ khất thực tại Luang Prabang sẽ được diễn ra vào lúc bình minh (thường bắt đầu lúc 5h30 sáng vào mùa hè, mùa đông vào 6h30). Đây được xem là thời điểm yên bình, tinh khiết nhất trong ngày, tượng trưng cho sự khởi đầu. Nghi lễ này đặc biệt nổi tiếng nhờ số lượng lớn các nhà sư. Các nhà sư bao gồm cả chú tiểu trong trang phục cà sa màu vàng cam đặc trưng. Trên tay cầm bình bát có dây được buộc trên vai. Đi chân trần thành hàng qua các con phố. Chủ yếu được diễn ra dọc các tuyến phố chính như đường Sisavangvong, đường Sakkaline, xung quanh các ngôi chùa cổ và trong mặt tiền của Wat Xiengthong.
Các Phật tử tham gia chuẩn bị sẵn các lễ vật như cơm nếp, xôi, hoa quả, đồ ngọt, hoặc thực phẩm chay, được bày trong giỏ hoặc khay nhỏ. Họ sẽ quỳ gối xếp hàng ở hai bên đường, đặt lễ vật vào bát khất thực của các nhà sư với sự kính trọng và thành tâm. Mọi thứ được diễn ra trong không khí im lặng biểu hiện cho sự tôn nghiêm và tịnh tâm.
Giá trị gắn kết cộng đồng và văn hóa tâm linh
Sự chuẩn bị chu đáo và lòng thành của người tham gia là cách để họ thể hiện lòng thành kính với Đức Phật và tích lũy công đức, phước lành. Các nhà sư không được phân biệt thức ăn, không được lựa chọn hay yêu cầu loại thức ăn mình nhận. Thực phẩm như biểu tượng của sự kết nối giữa Phật tử và nhà sư.
Sau khi kết thúc lễ khất thực, các nhà sư thường quay trở lại chùa và tập trung tại khu vực ăn uống chung. Thực phẩm thu được sẽ được chia sẻ đồng đều giữa các thành viên trong Tăng đoàn. Theo thông lệ, những nhà sư sẽ không ăn sau giờ trưa (giờ Ngọ – 12h trưa). Và một phần có thể chia cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Lễ khất thực cũng là một hoạt động giúp gắn kết cộng đồng và văn hóa tâm linh.
Những lưu ý khi tham gia lễ khất thực
Để thể hiện sự tôn nghiêm đối với lễ khất thực tại Luang Prabang, bạn cần chú ý một số quy định khi tham gia:
– Ăn mặc kính đáo và lịch sự, quần áo phải che kín vai và đầu gối. Tránh các trang phục màu sắc quá sặc sỡ hoặc thiết kế không phù hợp với không gian tôn giáo. Khi dâng lễ vật cần cởi tất và giày
– Giữ bầu không khí yên tĩnh, trang nghiêm, không gây tiếng ồn và lưu ý giữ điện thoại ở chế độ im lặng
– Không nói chuyện và không chạm vào các nhà sư, áo cà sa hoặc bát khất thực của họ
– Quy tắc quan trọng để thể hiện sự kính trọng là giữ đầu của bạn thấp hơn các nhà sư
– Không sử dụng đèn flash hoặc đứng chắn lối đi để chụp ảnh
– Lễ vật dâng lên cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh các món ăn không phù hợp với các nhà sư. Và không đưa tiền vì đây không phải là lễ vật thích hợp trong lễ khất thực
– Bạn đặt thức ăn vào bát khất thực của các nhà sư bằng tay phải
– Nếu tham gia lần đầu, du khách nên hỏi hướng dẫn từ người dân địa phương hoặc đơn vị du lịch để thực hiện đúng nghi lễ.
Khám phá thêm Cẩm nang du lịch Lào cùng Vivunghiduong.com để có chuyến hành trình thuận lợi và suôn sẻ trong cuộc vi vu đến miền đất mới.
*Gợi ý khu nghỉ dưỡng ngay tại thành phố Luang Prabang:
Hướng dẫn đặt combo khu nghỉ dưỡng Victoria Xiengthong Palace Luang Prabang 3N2Đ + Vé máy bay + Bữa sáng” chỉ 11.599.000 VND/ Khách:
– Gọi 1900 1870 (miền Nam), 1900 2045 (miền Bắc) hoặc 1900 2087 (miền Tây) để được tư vấn
– Đặt online và xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY.
Theo Vivunghiduong.com
Click đặt ngay tour du lịch Lào giá tốt nhất chỉ có tại Vivunghiduong.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch Vivunghiduong.com
Nguồn: Vivunghiduong.com