An Giang là nơi có độ đa dạng cao về hệ sinh thái và cả văn hóa của các đồng bào. Đi An Giang mua gì làm quà? Cùng khám phá các đặc sản thích hợp làm quà ở nơi đây!
Mắm Châu Đốc
Nếu bạn đang băn khoăn không biết đi An Giang mua gì làm quà, thì hãy nghĩ đến mắm. An Giang là vùng đất trù phú các loại thủy sản. Do đó, đặc sản nổi danh nhất ở đây là mắm Châu Đốc. Châu Đốc có vị trí vô cùng thuận lợi cho việc đánh bắt tôm cá. Cũng vì thế mà nghề làm mắm đã xuất hiện tại đây hơn 100 năm. Mắm nổi tiếng vì hương vị, chất lượng và công thức làm ra mắm không giống bất kỳ cách làm của vùng miền nào khác. Ngày xưa, mắm Châu Đốc chỉ tập trung một số loại cá thì ngày nay mắm rất đa dạng. Như mắm cá linh, mắm ba khía, mắm cá lóc đồng, mắm cá sặc, mắm thái, mắm đu đủ…
Các loại khô
Nhờ có lợi thế là vùng đầu nguồn, lượng thủy sản tự nhiên ở An Giang thích hợp để làm khô. Không chỉ nổi tiếng là “vương quốc mắm”, Châu Đốc còn được nhiều người biết đến với các loại khô. Tiêu biểu như khô cá tra phồng, khô cá lóc, khô cá sặc, khô nhái, khô bò… Vì thế du khách có thể mua các loại khô về để ăn dần, làm quà cho bạn bè, gia đình.
Tung lò mò
Tung lò mò là món ngon đặc sản của người Chăm ở An Giang. Theo tiếng của người Chăm “tung” nghĩa là ruột, “lò mò” nghĩa là thịt bò. Tung lò mò nghĩa là lạp xưởng bò. Đây là món ăn có cách chế biến kì công và tỉ mỉ. Để làm nên thành quả người Chăm phải lựa chọn nguyên liệu ngon nhất và sơ chế cẩn thận. Tung lò mò được chế biến hoàn toàn từ thịt bò tươi. Các công đoạn không sử dụng chất bảo quản và không bị trộn lẫn mỡ heo. Người Chăm sẽ sử dụng ruột bò lộn trái, rửa sạch, mang phơi rồi nhồi nguyên liệu bên trong.
Bánh Chăm
Đi An Giang mua gì làm quà? Hãy mua những món bánh ngọt độc đáo của người Chăm. Với người Chăm, bánh ngọt không chỉ là món ăn thường ngày, mà còn như “lễ vật” bắt buộc trong các lễ quan trọng. Bên cạnh các món bánh cổ truyền, như: Ha-pay-chan (bánh tổ chim), Ha-na-guwh (bánh ngôi sao)… người Chăm An Giang còn kế thừa nhiều loại bánh khác nhau. Như Nùm-pa-răng (bánh bò nướng), nùm- kel (bánh hột gà)… của người Khmer. Và cả các loại bánh đến từ Ấn Độ.
Bánh Kà Tum
Đây là món bánh đặc sản nổi tiếng của đồng bào Khmer, thường được làm trong Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Sen Dolta, Óoc Om Bóc… “Kà tum” có nghĩa là “quả lựu” hoặc “gói kín chung quanh”. Bánh nhỏ, hơi vuông, vỏ bánh có hình dáng như quả lựu. Người ta dùng lá thốt nốt non gói bánh và lớp vỏ bánh được đan một cách cầu kỳ. Khi đan xong vỏ bánh, người gói bánh sẽ chừa một lỗ nhỏ để đưa nguyên liệu vào bên trong, sau đó thắt mạnh lại. Nguyên liệu làm bánh gồm nếp, đậu trắng, dừa, đường… Bánh gói xong được luộc, mùi lá thốt nốt hòa với mùi nếp chín thơm rất hấp dẫn.
Đường thốt nốt
Đường thốt nốt là đặc sản của An Giang. Đường thốt nốt ngọt, thơm lại bổ dưỡng là món gia vị đặc biệt. Sử dụng đường thốt thốt để nấu chè, kho cá, làm mắm sẽ giúp tạo cho món ăn của bạn trở nên ngon hơn. Sau khi lấy nước thốt nốt trực tiếp trên cây, người ta đem đun từ 3-6 tiếng cho đến khi sánh lại. Độ sánh hay là “độ tới” của đường phụ thuộc vào kinh nghiệm người thợ nấu để cho ra mẻ đường chất lượng nhất. Sau khi nước thốt nốt trở nên sánh sẽ được cho ra một vại lớn và đảo liên tục sẽ cho ra thành phẩm đường.
Mây gai
Trái mây gai màu cam, khi chín ngả sang màu hơi đen. Bên ngoài quả có gai nhỏ và rất dễ bóc vỏ. Phần thịt của quả có vị ngọt ngọt chua chua rất đặc trưng. Tuy nhiên, quả mây gai chỉ để được khoảng vài ngày. Bạn nên chọn mua quả chưa chín hoặc gần chín để làm quà.
Bánh phồng Phú Mỹ
Bánh phồng Phú Mỹ là loại bánh truyền thống có hương vị đặc trưng bởi được chế biến từ nếp do địa phương sản xuất. Nhờ đó bánh có hương vị riêng, thơm, béo, ngọt… Có nhiều loại bánh phồng như bánh phồng sữa đường cát trắng, bánh phồng mè đường mía, bánh phồng mè sữa nước cốt dừa… Nếu chưa biết đi An Giang mua gì làm quà, bạn có thể tìm mua các loại bánh phồng Phú Mỹ thơm ngon.
Cốm dẹp
Cốm dẹp được làm từ những hạt nếp non, thường được gặt sớm trước một tuần hoặc nửa tháng. Nếp được ngâm, rang, giã để cho ra cốm dẹp. Đặc biệt rang nếp phải rang trong nồi đất nhằm giữ được nhiệt nóng lâu hơn. Nếp đã rang vào cối giã cho tróc vỏ trấu bên ngoài. Giã xong cho nếp vào nia và sàng để loại bỏ trấu và lấy hạt cốm dẹp. Cốm dẹp được dùng làm nguyên liệu nấu xôi chè, làm bánh cốm, chả cốm… Hay đơn giản là làm món cốm dẹp trộn dừa nạo.
Hướng dẫn đặt Combo 2N1Đ khách sạn Victoria Châu Đốc | Limousine giường nằm đưa đón Sài Gòn + 2 bữa ăn + Trà chiều + Nhận phòng sớm chỉ từ 1.499.000 VND/ Khách:
– Gọi 1900 1870 (miền Nam), 1900 2045 (miền Bắc) hoặc 1900 2087 (miền Tây) để được tư vấn
– Đặt online và xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY.
Theo Vivunghiduong.com
Gọi ngay 1900 1870 (miền Nam), 1900 2045 (miền Bắc) hoặc 1900 2087 (miền Tây) để được tư vấn khách sạn Châu Đốc giá ưu đãi cực tốt tại Vivunghiduong.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch Vivunghiduong.com
Nguồn: Vivunghiduong.com