Người Trung Quốc quan niệm, ăn 8 món ăn may mắn này trên mâm cỗ Tết sẽ được hanh thông, hạnh phúc trong năm mới.
Cá
Trong quan niệm của người Trung Quốc, cá là món ăn may mắn, biểu tượng thịnh vượng và đủ đầy trong năm mới. Điều này bắt nguồn từ cách chơi chữ tiếng Trung, khi chữ “cá” đồng âm với “dư”, mang ý nghĩa “dư dả, thừa thãi”. Cá thường được trình bày nguyên con trên mâm cỗ để thể hiện sự trọn vẹn, hoàn chỉnh. Thường không ăn hết cá trong bữa ăn để giữ lại ý nghĩa “dư thừa”. Các loại cá như cá chép, tượng trưng cho sự thành công, hay cá mè, biểu trưng cho sự giàu có và đoàn tụ, thường được ưa chuộng.
Sủi cảo
Sủi cảo là món ăn may mắn mang lại tài lộc và đoàn viên, bởi món ăn có hình dáng giống thỏi vàng. Người Trung Quốc quan niệm gói nhân sủi cảo chính là gói ghém những điều tốt đẹp cho tương lai. Việc làm sủi cảo và thưởng thức cùng gia đình vào đêm Giao Thừa còn thể hiện sự đoàn tụ. Ngoài ra, người ta còn giấu đồng xu vào một vài chiếc bánh, ai ăn được bánh chứa đồng xu sẽ gặp nhiều may mắn, thành công trong năm mới. Sủi cảo được làm bằng thịt băm, bọc trong lớp bột mỏng. Các loại nhân phổ biến khác là cá, gà, tôm.
Gà nguyên con
Gà nguyên con tượng trưng cho sự đủ đầy, hoàn chỉnh. Hình dáng nguyên vẹn của con gà thể hiện ý nghĩa không bị chia cắt, mang lại sự gắn kết, hòa thuận. Thịt gà thường được quay hoặc om với gừng, đậu nành. Theo truyền thống, gà được dâng lên bàn thờ để cúng tổ tiên và các vị thần. Chân gà sẽ được người trụ cột gia đình ăn với quan niệm có thể giúp họ giữ của cải và sự may mắn.
Mì trường thọ
Mì trường thọ là món ăn may mắn tượng trưng cho tuổi thọ lâu dài, sức khỏe dồi dào, cuộc sống viên mãn. Vì ý nghĩa đó, sợi mì trường thọ thường được làm rất dài, không cắt ngắn. Đây là biểu tượng cho sự liền mạch, suôn sẻ. Khi ăn, người ta cũng tránh làm đứt sợi mì để giữ ý nghĩa tốt đẹp. Mì thường được nấu với nước dùng hoặc chiên.
Bánh nếp
Bánh nếp với kết cấu dẻo dai là biểu tượng của tình cảm bền chặt và sự gắn kết gia đình. Tên gọi bánh nếp trong tiếng Trung cũng mang ý nghĩa “ngày càng cao hơn theo năm tháng”, tượng trưng cho sự phát triển, thịnh vượng. Bánh được làm từ gạo nếp dẻo, đường, táo tàu, lá sen và hạt dẻ. Bánh nếp có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. Ở miền Bắc Trung Quốc, bánh có vị ngọt và thường được hấp hoặc chiên. Trong khi đó ở miền Nam, bánh có thể có vị mặn khi chế biến cùng xúc xích hoặc thịt xông khói.
Thịt viên đầu sư tử
Thịt viên là món ăn may mắn phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, đặc biệt là ở Thượng Hải. Thịt có hình dáng giống đầu sư tử, tượng trưng cho sức mạnh, sự dũng mãnh. Bên cạnh đó, thịt viên hình tròn cũng tượng trưng cho sự gắn kết gia đình. Thịt viên tròn to, thường được om chậm hoặc hấp, sau đó phủ nước sốt lên. Món ăn thường được ăn kèm cùng cải thìa hoặc cải chíp để cân bằng vị giác.
Tôm
Tôm là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán của người Quảng Đông (Trung Quốc). Từ “tôm” được phát âm thành “虾 – ha”, âm thanh gợi lên tiếng cười vui vẻ. Vì vậy, món tôm trở thành biểu tượng của tiếng cười, hạnh phúc và sự may mắn trong năm mới. Bên cạnh đó, sự sống động, nhảy nhót và tươi tắn của tôm cũng thể hiện sức sống tích cực và mạnh mẽ.
Thịt bụng heo hấp khoai môn
Thịt bụng heo hấp khoai môn là món ăn thường xuất hiện trên bàn ăn ngày Tết ở miền Nam Trung Quốc. Thịt heo đại diện cho ước vọng về cuộc sống thịnh vượng, giàu sang, sức mạnh và phúc thọ dồi dào. Món ăn được chế biến từ thịt heo thái lát, hấp mềm cùng khoai môn mềm và bùi. Thịt có vị ngọt, mặn và thơm đầy hấp dẫn.
Hướng dẫn đặt vé máy bay:
– Quan tâm và trao đổi với Vivunghiduong.com qua Zalo OA Vivunghiduong.com Tickets. Hoặc gọi ngay hotline (028) 3933 8008 để được hỗ trọ tư vấn vé máy bay nội địa và quốc tế giá tốt
– Đặt online TẠI ĐÂY hoặc tải app đặt vé máy bay TẠI ĐÂY.
Theo Vivunghiduong.com
Click đặt ngay khách sạn Trung Quốc giá tốt nhất chỉ có tại Vivunghiduong.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch Vivunghiduong.com
Nguồn: Vivunghiduong.com